Searching...
Thứ Hai, 18 tháng 8, 2014

Bản quyền tác giả hiểu theo nghĩa rộng

Trong quá trình tư vấn đăng ký bản quyền tác giả chúng tôi có bắt gặp nhiều câu hỏi của khách hàng nhằm tìm hiểu thêm các quyền và nghĩa vụ của tác giả với sản phẩm của mình, chúng tôi xin chia sẻ các thông tin khác nữa nhằm thoả mãn các vướng mắc của các bạn liên quan tới bản quyền tác giả, chúng tôi cũng xin lưu ý chúng tôi có cung cấp dịch vụ đăng ký bản quyền tác giả nên nếu khách hàng nào vẫn còn vướng mắc có thể liên hệ tới chúng tôi để được tư vấn thêm !

Theo nghĩa rộng: Quyền tác giả là một chế định pháp luật là tổng thể các quy phạm pháp luật xác định và bảo hộ các quyền nhân thân, quyền tài sản của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; quy định việc bảo vệ, khôi phục các quyền đó khi có hành vi xâm phạm. Như vậy, theo nghĩa rộng quyền tác giả không chỉ quy định các quyền năng tác giả, người sáng tạo tác phẩm mà còn mở rộng ra các vấn đề khác như đối tượng quyền tác giả, giới hạn quyền tác giả, thừa kế quyền tác giả, hợp đồng sử dụng tác phẩm.
Bản thân quyền tác giả cũng chứa đựng hai quyền: Quyền nhân thân và quyền tài sản. Theo quy định tại Điều 738, Bộ luật dân sự Việt Nam 2005 (Phần thứ sáu: Quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ – Chương XXXIV: Quyền tác giả và quyền liên quan – Mục 1:  Quyền tác giả), tác giả có các quyền nhân thân như: Đặt tên cho tác phẩm; đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; công bố, phổ biến tác phẩm; cho hoặc không cho người khác sử dụng tác phẩm của mình; bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm. Các quyền tài sản của tác giả bao gồm: Được hưởng nhuận bút; được hưởng thù lao khi tác phẩm được sử dụng; được hưởng các lợi ích vật chất từ việc cho người khác sử dụng tác phẩm dưới các hình thức như xuất bản, tái bản, trưng bày, triển lãm, dịch, phóng tác, cải biên, chuyển thể, cho thuê…